Để luôn có sức khỏe tốt và thân hình eo thon, việc tập thể dục là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, có thời điểm nếu tập thể dục không những không có lợi cho sức khỏe mà còn gây nhiều nguy hiểm cho cơ thể bạn.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, một số thời điểm dưới đây bạn nên tập thể dục:

– Tập thể dục quá sớm: Thời điểm này mặt trời chưa mọc, tại thời điểm này nhiệt độ giữa lúc ngủ và lúc thể dục thường có độ chênh lệch lớn. Thể dục quá sớm có thể khiến gặp lạnh đột ngột làm mạch máu co lại và tăng trương lực quá mức. Vì vậy, tốt nhất không nên tập thể dục khi mặt trời còn chưa mọc.

Kết quả hình ảnh cho Những thời điểm không nên tập thể dục"

– Tập thể dục khi thời tiết quá nóng: Tập thể dục khi khi thời tiết quá nắng nóng là điều hoàn toàn sai lầm. Tốt hơn hết, bạn nên kiểm tra nhiệt độ trong ngày, đặc biệt là tại thời điểm muốn tập thể dục trước. Trong những ngày nhiệt độ quá cao, bạn nên tập thể dục lúc bình minh hoặc hoàng hôn – những thời điểm nhiệt độ thấp nhất; và cần giữ cho cơ thể đủ nước. Nếu bạn thích chạy bộ thì chỉ nên chạy từ 10 đến 15 phút.

– Tập thể dục khi thời tiết quá lạnh: Tập thể dục khi trời lạnh rất nguy hiểm cho sức khỏe, cơ bắp có thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, sức đề kháng của cơ thể giảm, cơ thể rất dễ dàng bị cảm lạnh.

– Tập thể dục những ngày có sương mù: Vì trong những ngày này, không khí thường bị ô nhiễm nặng nên nếu bạn tập thể dục sớm sẽ rất dễ hít phải không khí có hại cho sức khỏe.

– Tập thể dục khi cơ bắpđau nhức: Tập thể thao thì đau cơ là chuyện bình thường trong những ngày đầu mới làm quen với bài tập. Nếu hiện tượng đau nhức cơ bắp thường xuất hiện trong khoảng thời gian tập thể dục sẽ hạn chế phạm vi chuyển động của bạn, gây ra nhiều áp lực hơn cho gân và dây chằng, và do đó tăng nguy cơ bị chấn thương.

– Tập thể dục khi bị chấn thương: Bạn có thể bị chấn thương nếu không cẩn thận trong lúc tập, tập sai động tác hay tập luyện quá sức. Với nguyên nhân nào đi nữa thì khi bị chấn thương bạn cũng nên ngừng việc tập luyện ngay.

– Tập thể dục sau khi ăn no: Sau khi ăn no là lúc mà cơ thể lưu thông máu đến những cơ quan cần máu nhất, và sẽ có một “cuộc chiến” giữa các cơ cũng với dạ dày. Và điều đó có thể dẫn đến tình trạng bị chuột rút, đầy hơi, hay tiêu chảy. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên đợi 2 tiếng sau ăn mới nên tập thể dục.

– Tập thể dục khi có các triệu chứng cúm: Tập thể dục khi bạn đang bị sốt, hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, đau nhức khớp, khó chịu ở dạ dày là điều rất nguy hiểm. Nếu tập tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến bạn bị mất nước và mất nhiều thời gian hồi phục hơn.

Những thời điểm không nên tập thể dục 1

Ảnh minh họa.

Lợi ích của tập thể dục

– Tốt cho “chuyện ấy”: Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục làm tăng cường ham muốn. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên còn giúp bạn cảm thấy tự tin hơn về bản thân; mang lại trải nghiệm tuyệt vời trong những khoảnh khắc thân mật.

– Minh mẫn: Các nghiên cứu đã cho thấy, tập thể dục giúp tăng cường hàm lượng protein lên não; nhờ đó, bạn có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn, suy nghĩ minh mẫn hơn, và học tập hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các động tác thể dục nhịp điệu (aerobics) còn giúp tạo ra các tế bào não mới nữa đấy bạn.

– Sáng tạo: Tập thể dục có thể giúp tăng cường sự sáng tạo trong vòng 2 giờ sau khi tập.

– Vui vẻ và hạnh phúc: Hoạt động thể chất giúp cơ thể sản sinh ra endorphin – một loại hoóc môn có tên gọi “hạnh phúc”. Hoóc môn này sẽ giúp bạn cảm thấy hưng phấn và vui vẻ hơn. Vì vậy, mỗi khi cảm thấy thất vọng về điều gì đó hay cảm thấy bứt rứt trong người, thay vì nằm dài trên ghế thì bạn hãy đi giày vào và chạy vài vòng và tập thể dục.

– Cải thiện trí nhớ: Cũng giống như việc giúp bạn thông minh hơn, tập luyện thể dục thể thao đã được chứng minh có tác dụng giúp trí nhớ của bạn trở nên sắc bén hơn, tiếp thu những điều mới mẻ nhanh hơn.

Kết quả hình ảnh cho Những thời điểm không nên tập thể dục"

-Tốt cho giấc ngủ: Một chế độ tập luyện đều đặn và nghiêm túc có thể giúp bạn đánh bại chứng mất ngủ để có giấc ngủ sâu hơn.

Ngoài ra, tập thể dục còn làm tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, nhờ thế nó sẽ giúp bạn ít bị ốm hơn. Đồng thời, nó cũng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim, ung thư vú, cao huyết áp, ung thư ruột kết, Alzheimer’s ….

Theo Dân trí

Nhiều thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, nhưng điều đáng lo ngại là rất nhiều món trong số này lại là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt, thậm chí được sử dụng để ăn hàng ngày.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, hầu hết các bệnh ung thư đều có thể được ngăn chặn từ sớm. Hiện nay, các nhà khoa học ước tính rằng có 60–70% các bệnh ung thư đều có thể ngăn ngừa được bằng những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống. Như vậy, bằng việc thay đổi những thói quen ăn uống hàng ngày, bạn không chỉ cải thiện sức khỏe của mình mà còn có thể phòng ngừa khả năng mắc phải ung thư.

Dưới đây là những loại thực phẩm có khả năng gây ung thư mà bạn cần tránh:

Thực phẩm hun/xông khói

Nitrat và nitrit là các chất bảo quản để ngăn ngừa thực phẩm bị hư hỏng, cũng như tăng thêm màu sắc cho thịt. Khi bị nấu chín, nitrit và nitrat biến đổi thành các chất khác gọi là hợp chất N-nitroso, chẳng hạn như nitrosamine và nitrosamides. Các hợp chất N-nitroso có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Một số loại thịt chế biến sẵn bạn nên hạn chế là thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt dăm bông, thịt bò khô và xúc xích Italia.

Thực phẩm độc bảng A có thể gây ung thư, nhiều người Việt ăn hàng ngày - Ảnh 1.

Cá nuôi

Theo Food and Water Watch, cá nuôi có thể nhiễm các chất ô nhiễm hóa học cao hơn so với cá tự nhiên, bao gồm chất PCB – một loại chất gây ung thư. Cá nuôi thường được cho dùng thuốc kháng sinh và một số chất khác không tốt cho sức khỏe người dùng.

Thịt nướng

Hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) là các chất được tạo ra khi đốt cháy một vài loại vật liệu, chẳng hạn như than hoặc gỗ. Một vấn đề khác là chất béo từ thịt nhỏ giọt vào than khi nướng thịt sẽ tạo ra khói và lửa, điều này cho phép các chất PAH bám vào thức ăn, làm tăng nguy cơ tiếp xúc với chất gây ung thư.

Thực phẩm độc bảng A có thể gây ung thư, nhiều người Việt ăn hàng ngày - Ảnh 2.

Dầu Hydro hóa

Dầu Hydro hóa hay còn gọi là trans-fat, là một sản phẩm nhân tạo. Các loại dầu này có cấu trúc hóa học đã được thay đổi tăng khả năng chống oxy hóa (ôi, thiu), từ đó tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm. Trans-fat có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, gây sưng viêm và liên quan đến các bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường cùng các bệnh mãn tính khác.

Ngoài việc được chiết xuất từ nguồn gốc hóa học, dầu Hydro hóa cũng được sử dụng để che mùi và thay đổi hương vị của dầu.

Đồ ăn quá nóng có thể gây ung thư thực quản

Các thực phẩm nóng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chủ yếu bao gồm cà phê nóng, trà sữa nóng, canh cay và lẩu,… Mặc dù nó có thể thỏa mãn khẩu vị của mỗi người, nhưng đây lại là những thủ phạm làm hỏng thực quản và gây ung thư thực quản. Nếu thời gian dài ăn uống các loại thực phẩm nóng hơn 65 độ C, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ lên tới 70%. Bình thường khi ăn cơm, có thể dùng môi để thử nhiệt độ, thức ăn nóng vừa lấy ra khỏi nồi không nên ăn ngay.

Thực phẩm ướp muối gây ung thư dạ dày

Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Trong thời gian dài ăn thực phẩm chứa lượng muối cao sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày. Trong các loại thực phẩm ngâm chứa rất nhiều nitrite, trong quá trình ngâm, muối sẽ tạo ra nitrite, nó thuộc loại chất gây ung thư rất mạnh. Bình thường cố gắng ăn ít các loại thực phẩm như: thịt xông khói, dưa muối và lượng muối không được vượt quá 5 gram mỗi ngày.

Thực phẩm chiên có thể gây ung thư ruột

Trong quá trình chế biến các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 120 độ như chiên, rán với dầu ăn (dầu thực vật), dầu ăn sẽ sản sinh ra acrylamide – sản phẩm trung gian được tạo thành từ phản ứng hoá học giữa đường khử nhiệt và acide amine asparagine, có thể gây bệnh ung thư, chất này làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột và ung thư dạ dày. Cố gắng hạn chế ăn thực phẩm chiên, nên ăn nhiều rau và trái cây tươi, mỗi ngày bạn phải ăn 150 gram ngũ cốc nguyên hạt và 30 phút tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày, để giảm khả năng gây ung thư của polyp ruột.

Bắp rang bơ

Những túi đựng bắp rang bơ có chứa Perfluoroalkyl, axit perfluorooctanoic (PFOA) và perfluorooctane sulfonate (PFOS) để ngăn dầu thấm qua bao bì. Khi tiếp xúc với nhiệt nóng, những hóa chất này sẽ thấm vào bắp rang. Khi bạn ăn phải những chất này, chúng xuất hiện dưới dạng chất gây ô nhiễm máu. Chất PFOA có mối liên hệ với các khối u trong cơ quan động vật (gan, tuyến tụy, tinh hoàn và tuyến vú ở chuột), đồng thời nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Thực phẩm độc bảng A có thể gây ung thư, nhiều người Việt ăn hàng ngày - Ảnh 3.

Trái cây và rau củ không sạch (còn chất bảo vệ thực vật)

Các loại rau củ quả không được trồng theo phương pháp hữu cơ thường sẽ còn rất nhiều chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hoặc được gieo trồng bằng hạt giống biến đổi. Tất cả yếu tố này đều liên quan đến việc tăng nguy cơ bị ung thư. Thực phẩm chế biến sẵn Các loại thịt được bảo quản thường chứa nhiều nitrit, nitrat, chất bảo quản với số lượng lớn. Những chất này có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và các loại ung thư khác. Thực phẩm chế biến sẵn cũng thường chứa nhiều bột mì trắng, đường, dầu, màu thực phẩm, hương liệu và các thành phần không tốt cho sức khỏe khác.

Đường tinh luyện

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa đường và nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như lượng mỡ trong máu, mức HDL cholesterol thấp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nồng độ triglyceride trong máu cao, béo phì, ức chế miễn dịch, viêm khớp và một loạt các bệnh khác. Các tế bào ung thư cũng phát triển mạnh khi bạn dùng nhiều đường.

Nước soda/Nước uống thể thao

Nước soda hoặc nước uống thể thao có rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Những thức uống này có chứa siro bắp hàm lượng fructose, màu thực phẩm, dầu thực vật BVO (chất chống cháy) và đường hóa học aspartame cao. Tất cả các chất này đều làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư.

Thực phẩm độc bảng A có thể gây ung thư, nhiều người Việt ăn hàng ngày - Ảnh 4.

Thực phẩm nhiều calo có thể gây ung thư tuyến tụy

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường và protein cao có thể gây ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng calo cao cũng có thể làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy và cuối cùng gây ung thư tuyến tụy.

Theo Tiền phong

Thận yếu, thận có bệnh đã trở thành vấn đề gây căng thẳng cho nhiều người. Muốn cải thiện chức năng của thận, ngoài việc duy trì lối sống tốt, bạn cần phải biết chọn thực phẩm.

Để duy trì hiệu quả sức khỏe của thận, bạn nên bắt đầu với chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Chúng ta biết rằng, chỉ cần thông qua chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể nhanh chóng có được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, tối ưu chức năng hoạt động của thận.

Kết quả hình ảnh cho 5 "bảo bối" vừa bổ thận vừa khoái khẩu: Người đau thận, yếu thận nên đưa vào thực đơn"

Nhiều người dễ bị chóng mặt, ù tai, đau vùng lưng eo và đầu gối, thậm chí rơi vào tình trạng chán ăn sau khi chức năng thận suy giảm. Đây là những dấu hiệu của triệu chứng tổn thương thận.

Do đó, cần phải cải thiện năng lực thận thông qua các phương pháp bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc thận hợp lý. Câu hỏi đặt ra là, liệu thực phẩm nào có tác dụng ưu việt hơn trong việc cải thiện chức năng thận?

Hãy chùng các chuyên gia dinh dưỡng Y Liên đăng trên kênh Sức khỏe (TQ) tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của những thực phẩm được xem là “bảo bối” cho sức khỏe, bạn cũng có thể dễ dàng mua ở cửa hàng thực phẩm.

5 thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng vừa khoái khẩu, bổ thận hiệu quả

1. Hàu

Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe một cách hiệu quả, bạn cần thường xuyên chú ý đến việc hợp lý hóa chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Tiêu thụ một lượng hàu đúng cách có thể thúc đẩy sức khỏe thận hiệu quả. Chúng ta biết rằng, hàu chứa hàm lượng và thành phần protein cần thiết cho cơ thể con người, cũng như nhiều loại khoáng chất, các nguyên tố vi lượng có thể được bổ sung hiệu quả cho cơ thể.

Nếu những chất dinh dưỡng này có thể được sử dụng đúng cách, sẽ giúp cải thiện chức năng hoạt động của thận. Do đó, nếu bạn muốn duy trì chức năng thận khi thận bị yếu bệnh hoặc muốn bổ thận chủ động thì bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý và ăn hàu đúng cách cũng là giải pháp tốt để nuôi dưỡng cơ thể.

Kết quả hình ảnh cho hàu"

2. Kỷ tử

Những người muốn tăng cường sức khỏe thận có thể ăn quả kỷ tử với liều lượng hợp lý hàng ngày với các cách chế biến khác nhau.

Kỷ tử vốn là một loại thuốc Đông y phổ biến của Trung Quốc, theo cách thông thường và thích hợp thì bạn có thể dùng kỷ tử pha trà, nấu thành các món ăn hoặc ăn vặt bằng cách nhai trực tiếp.

Sau khi ăn kỷ tử, bạn có thể bổ sung hàm lượng dinh dưỡng ổn định và thu được nhiều lợi ích khác. Nếu bạn muốn nuôi dưỡng âm và bổ thận, duy trì chức năng thận tốt, bạn có thể dùng quả kỷ tử với mức hợp lý trong chế độ ăn uống.

Việc điều chỉnh cơ thể hợp lý và đảm bảo sức khỏe có thể ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe do chức năng thận yếu hoặc bệnh gây ra.

5 bảo bối vừa bổ thận vừa khoái khẩu: Người đau thận, yếu thận nên đưa vào thực đơn - Ảnh 2.

3. Khoai từ

Khoai từ lông hay sơn dược là một lựa chọn tuyệt vời để bạn chăm sóc và điều hòa chức năng hoạt động của thận. Ăn khoai từ đúng cách trong các bữa ăn trong tuần để điều hòa cơ thể và cải thiện chức năng thận. Bạn có thể luộc, hấp, nấu cháo, nấu chè và nhiều cách chế biến khác.

Khoai từ nấu canh hoặc cháo không chỉ có lợi cho việc cải thiện chức năng của lá lách và dạ dày, mà còn có thể nuôi dưỡng thận rất hiệu quả, cung cấp được chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đạt được hiệu quả tăng cường chức năng hoạt động của thận và cải thiện sức đề kháng.

Khi ăn một lượng vừa phải củ khoai từ, sức khỏe sẽ được đảm bảo hơn. Do đó, những người cần bổ sung chất dinh dưỡng để cải thiện chức năng thận có thể dùng khoai từ một cách thường xuyên.

5 bảo bối vừa bổ thận vừa khoái khẩu: Người đau thận, yếu thận nên đưa vào thực đơn - Ảnh 3.
 

4. Vừng đen

Trong quá trình điều hòa cơ thể, hỗ trợ duy trì chức năng thận thì bạn có thể ăn bổ sung món vừng/mè đen. Theo nghiên cứu dinh dưỡng thì vừng đen có giá trị dinh dưỡng cao, chứa axit béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể con người, đồng thời chứa hàm lượng vitamin E cao, có thể đạt được tác dụng chống oxy hóa tốt và ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, mè đen có tác dụng nuôi dưỡng gan và thận, giúp cải thiện chức năng gan và có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người để duy trì sức khỏe thận. Do đó, nếu bạn muốn cải thiện chức năng gan và tăng cường sức khỏe thận, bạn có thể đưa món vừng đen vào thực đơn ăn uống hàng tuần của gia đình mình.

5 bảo bối vừa bổ thận vừa khoái khẩu: Người đau thận, yếu thận nên đưa vào thực đơn - Ảnh 4.

5. Hạt dẻ

Trong quá trình chăm sóc cơ thể và chú trọng đến sức khỏe của thận, một nắm hạt dẻ có thể được xem là lựa chọn đúng đắn đối với nhiều người.

Theo nghiên cứu dinh dưỡng thì hạt dẻ có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Ăn một lượng hạt dẻ vừa đủ và đều đặn có thể cải thiện chức năng thận và đạt được hiệu quả nuôi dưỡng thận, bổ thận cố tinh rất tốt.

Tóm lại, nếu bạn muốn duy trì sức khỏe của thận, bạn cần bắt đầu với chế độ ăn uống của mình. Ăn thường xuyên các thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho thận như hàu, kỷ tử, khoai từ, vừng đen hay hạt dẻ… những món ăn phổ biến có giá trị dinh dưỡng cao có thể có tác dụng tuyệt vời trong điều hòa cơ thể và duy trì sức khỏe của thận.

Theo Trí thức trẻ

Móng tay giòn và dễ gãy thường xảy ra vào thời kỳ mãn kinh. Một chế độ ăn uống giàu các vitamin và khoáng chất như kẽm, sắt, vitamin B và C có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Móng tay giòn là một vấn đề khá phổ biến, nhưng nguy cơ phát triển bất thường này tăng lên vào thời kỳ mãn kinh do sự mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, có một số vitamin và khoáng chất có thể tăng cường móng tay và giúp khôi phục chúng. Tìm hiểu về các vitamin và khoáng chất mà mọi phụ nữ nên có trong chế độ ăn uống của mình để tránh hoặc cải thiện móng tay giòn.

4 loại vitamin và khoáng chất ngăn ngừa móng tay giòn và dễ gãy - Ảnh 1.
 

1. Kẽm

Kẽm là một khoáng chất quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Kẽm đóng góp đối với làm sẹo vết thương, khả năng miễn dịch, tăng trưởng móng tay và tóc. Sự thiếu hụt kẽm có thể gây ra móng khô và dễ gãy. Ăn những thực phẩm chứa kẽm có thể làm tăng lượng kẽm trong cơ thể và cải thiện móng tay giòn. Hãy thử tiêu thụ kẽm nhiều hơn bằng cách tăng tiêu thụ hải sản, thịt nạc, ngũ cốc ăn sáng và viên kẽm bổ sung. Tuy nhiên, không ăn quá nhiều khoáng chất này, một lượng kẽm quá mức có thể làm rối loạn dạ dày và gây ra tiêu chảy.

2. Sắt

Sắt là cần thiết cho cơ thể để sản xuất hồng cầu, hơn một nửa nguồn cung cấp sắt của cơ thể được tìm thấy trong máu. Thiếu sắt có thể gây ra vấn đề sức khỏe, như sự phát triển của móng tay hình lõm và giòn. Ăn nhiều trái cây sấy khô hơn, các loại đậu và các loại rau lá xanh đậm để bổ sung sắt, cũng có thể tìm thấy sắt trong thịt đỏ, gà tây và trứng.

3. Vitamin C

Vitamin C (acid ascorbic) là một loại vitamin nổi tiếng, và một vitamin không thể được sản xuất bởi cơ thể; nó phải được nhận qua tiêu thụ qua thực phẩm. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến móng tay giòn và dễ gây ra sự tăng trưởng chậm của cả tóc và móng tay. Vitamin C rất cần thiết cho việc sản xuất collagen, đó là một thành phần của da, tóc và móng tay. Do cơ thể không thể sản xuất vitamin C, điều quan trọng là tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C như quả mọng, trái cây và nước trái cây, và rau xanh.

4. Vitamin nhóm B

Biotin, một phần của gia đình vitamin nhóm B và còn được gọi là vitamin H, là cần thiết cho việc duy trì sức khỏe móng tay. Sự thiếu hụt vitamin nhóm B tăng lên khi bạn già đi, và nó có thể dẫn đến móng tay khô, giòn. Biotin cùng với các vitamin nhóm B làm việc cùng nhau để duy trì móng tay sáng bóng mạnh mẽ. Một trong những cách tốt nhất để tránh sự thiếu hụt biotin là ăn gan, súp lơ, cà rốt, và cá hồi.

Rõ ràng chế độ thực phẩm ăn uống không những ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và phát triển của tóc, móng và da. Một chế độ ăn giàu các loại thực phẩm bổ sung cho móng tay làm giảm thiểu đáng kể tình trạng móng tay giòn và dễ gãy. Trong trường hợp đã bổ sung đủ thực phẩm theo hướng dẫn, tình trạng xấu đi của móng tay vẫn không cải thiện, nên gặp bác sĩ để được tư vấn chẳng hạn bổ sung hoặc điều trị thay thế hormone khi bạn đang ở tuổi mãn kinh.

Theo TS.BS. Lê Thanh Hải/Sức khỏe & Đời sống

Viêm gan B chưa phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng thực sự rất khó để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm. Thay vào đó phải kết hợp giữa chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.

Ở bệnh nhân viêm gan do nhiễm siêu vi B, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần có kế hoạch ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp làm chậm thời gian tiến triển bệnh từ viêm gan mạn sang xơ gan.

Những thực phẩm đại kị với người bị viêm gan B - Ảnh 1.

Thịt dê

Thịt dê rất bổ dưỡng, với thành phần chính giàu protein và lipit, đôi khi thịt dê còn chứa khá nhiều Cholesterol. Tất cả những thành phần này nếu dung nạp quá nhiều có thể tạo lên áp lực trong việc phân giải cho gan, từ đó ảnh hưởng đến gan khiến bệnh tình tiến triển xấu đi.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật như gan, mật, tim, lòng… thường là nơi tập trung các chất độc cần phải được phân giải, vì vậy khi ăn sẽ có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về sức khỏe, khả năng ngộ độc cũng cao. Bên cạnh đó, nội tạng động vật còn chứa nhiều Cholesterol – hoạt chất gây cản trở bài tiết ở mật từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ở gan.

Nhân sâm

Nhân sâm, hồng sâm có nhiều tác dụng cho mọi lứa tuổi thường được dùng để bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể lực. Tuy nhiên, những người bị viêm gan B lại tuyệt đối không nên sử dụng.

Bởi lẽ, nhân sâm có tác dụng tăng nhiệt, giảm âm, những người bị viêm gan B lại hay bị nóng trong, táo bón… vì thế, nếu uống nhân sâm vào có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm thậm chí là xuất huyết.

Măng, hành, hẹ

Những loại rau quá nhiều xơ, cứng như măng, hành, hẹ… thường khó tiêu hóa hơn trong đường ruột. Người bị bệnh gan thường kéo theo các vấn đề như xơ gan tĩnh mạch, đường ruột bị giãn nở, khó tiêu hóa hơn với loại thức ăn khô cứng. Chính vì vậy nếu ăn nhiều sẽ gây hại đến đường ruột và gan từ đó việc tiêu hóa trở lên khó khăn hơn.

Những thực phẩm đại kị với người bị viêm gan B - Ảnh 2.

Các món chiên rán mỡ động vật

Mỡ động vật chứa nhiều chất béo khó tiêu, Cholesterol và nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe khác, đặc biệt đối với người bệnh gan lại càng nên tránh. Bên cạnh đó, các món ăn chiên rán từ mỡ động vật vẫn còn tồn đọng nhiều chất béo bão hòa, vào cơ thể sẽ gây lên tình trạng béo phì, gan nhiễm mỡ…

Vậy nên, tốt nhất sử dụng các loại dầu ăn tự nhiên, không cholesterol như dầu mè, dầu đậu nành, hướng dương… vừa tốt cho sức khỏe lại vừa đảm bảo an toàn không chứa chất kích thích, thức ăn công nghiệp như mỡ động vật.

Rượu, bia thuốc lá

Rượu, bia, thuốc lá là những chất đại kỵ đối với bệnh viêm gan B. Trong thành phần của chúng chứa rất nhiều chất độc hại, đặc biệt là rượu và thuốc lá, nó khiến gan phải hoạt động nhiều hơn trong khi đang bị suy giảm chức năng do bệnh viêm gan B.  Điều này có thể khiến lá gan bị tổn thương nghiêm trọng, nếu thường xuyên sử dụng với liều lượng lớn có thể nhanh chóng và dần xuất.

Những thực phẩm đại kị với người bị viêm gan B - Ảnh 3.

Ớt và tiêu

Những món ăn có gia vị ớt và tiêu khi ăn nhiều sẽ cảm thấy nóng trong, khó tiêu và trong trường hợp đang bị viêm gan, có thể kéo theo vài cơn đau bụng nhẹ cùng tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, các món cay từ ớt và tiêu sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thành đường ruột, ức chế sự bài tiết, thải độc của gan. Ngoài ớt và tiêu, những món ăn có gừng, sa tế… có tính cay nóng khác cũng nên hạn chế tối đa để không ảnh hưởng đến gan, dạ dày và cả hệ tiêu hóa.

Các thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh và xuất xứ nguyên liệu không rõ ràng. Thay vào đó, chúng cũng được chế biến theo quy mô công nghiệp hoặc sử dụng dầu ăn để chiên đi chiên lại nhiều lần.

Thực phẩm chế biến sẵn còn chứa nhiều phụ gia, chất hóa học một khi gan đang bị tổn thương sẽ khó lòng loại bỏ được, lâu dần gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm khác.

Những thực phẩm đại kị với người bị viêm gan B - Ảnh 4.

Lòng đỏ trứng

Tương tự như nội tạng động vật, người bị viêm gan B cũng không nên ăn nhiều lòng đỏ trứng. Bởi lẽ, lòng đỏ trứng gà cũng khá giàu đạm, lại có cả Cholesterol, thay vào đó, có thể loại bỏ lòng đỏ và sử dụng nguyên lòng trắng để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới gan. Song, lòng trắng trứng cũng chứa rất nhiều chất tốt cho gan, mỗi ngày có thể ăn khoảng 1 quả trứng gà sạch, giàu dinh dưỡng đã loại bỏ lòng đỏ để giúp tăng cường sức khỏe.

Những thực phẩm đại kị với người bị viêm gan B - Ảnh 5.

Tôm

Tôm và các loại hải sản tươi sống khác đa phần rất bổ dưỡng, giàu protein, canxi và nhiều muối khoáng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy người bị viêm gan B phải nên hạn chế ăn bởi lẽ hàm lượng đạm cao trong thực phẩm có thể ảnh hưởng đến gan. Đồng thời nếu hay bị dị ứng với hải sản, điều này còn trở lên trầm trọng hơn vì chức năng của gan nay đã bị suy giảm.

Lưu ý:

– Ngoài ra, những loại cá biển chứa chất làm đông máu như cá thu, cá ngừ.., có thể khiến người bị viêm gan B bị xuất huyết.

– Không ăn các món hải sản tươi sống làm gỏi, nấu chưa chín.

– Lưu ý với các chất phụ gia trong thực phẩm như hàn the, muối diêm, chất tẩy màu, chất làm trắng trong bánh tráng, bún, phở,…

Một số lưu ý khi phát hiện người bệnh viêm gan B bị chướng bụng thì nên ngừng uống sữa bò, ăn đường cũng như muối ăn. Người bệnh xuất hiện các hiện tượng phù thũng, Chướng bụng, người bệnh cần giảm ngay lượng đường trong chế độ ăn, cũng như có cải thiện thực đơn và thay đổi cách chế biến hạn chế đường một cách tối đa. Khi phát hiện hiện tượng thủy thũng, công năng thận, người bệnh cần hạn chế ăn muối, không dùng quá 4g muỗi mỗi ngày, uống nhiều nước để bù vào lượng nước mất đi.

Khi tình trạng viêm gan B của bạn trở nên nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình hình để định hướng điều trị thích hợp

Tuy nhiên, nếu tuân thủ chế độ ăn như trên, người bệnh viêm gan B sẽ có một sức khỏe tốt. Với chế độ ăn không quá phức tạp so với người thường, tuy nhiên nếu chú ý hơn vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan B thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Trái lại, kiêng được những thực phẩm không tốt cho bệnh viêm gan B, người bệnh sẽ ổn định sức khỏe hơn với bệnh viêm gan B.

Theo Tiền phong

Đây là 7 thói quen sai lầm rất nhiều người mắc nhưng lại chưa có sự cải thiện để nâng cao sức khỏe. Lời khuyên dành cho bạn là hãy nên thay đổi ngay từ hôm nay.

Thưởng thức đồ ăn là một điều thú vị, nhưng do cuộc sống hiện đại, mọi người đã thay đổi nhiều thói quen tốt trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Chúng ta đều biết rằng, chế độ ăn uống không phù hợp có thể đẩy nhanh cái chết của chúng ta và rút ngắn cuộc sống của mỗi người nếu không biết cách điều chỉnh sớm. Hãy xem những phương pháp ăn uống nào sẽ gây nguy hiểm cho cuộc sống của chúng ta để từ đó có thể thay đổi. Đây là những lưu ý bạn nên biết sớm.

7 thói quen ăn uống sai lầm gây hại cho cơ thể

1. Không ăn sáng

Tác hại:

Làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng khiến cơ thể bạn không thể hoạt động mạnh mẽ và cũng dễ dàng bị “già đi”.

Kết quả hình ảnh cho 7 thói quen ăn uống khiến tuổi thọ trở nên ngắn ngủi, càng về già sức khỏe càng kém"

Gợi ý:

Thực phẩm để chế biến các món ăn sáng nên chọn những loại tươi ngon và giúp bạn ăn ngon miệng nhất có thể, có đủ số lượng và chất lượng tốt, kích thước nhỏ, năng lượng cao, thời gian chuẩn bị tiết kiệm, nhanh gọn, chú ý đến sự kết hợp giữa thực phẩm khô và thực phẩm nước để dễ ăn hơn, khẩu vị tốt hơn, nên có cả thịt và rau.

Nếu thời gian vào buổi sáng quá vội vã, bạn có thể mang theo một số bánh quy để lấp đầy cơn đói, cố gắng không để bụng rỗng suốt cả buổi sáng.

2. Ăn bữa tối quá nhiều, quá phong phú thức ăn

Tác hại:

Vào buổi tối, lượng insulin trong máu cao nhất trong ngày. Insulin có thể chuyển hóa đường trong máu thành chất béo và đông lại trên thành mạch máu và thành bụng nếu chúng ta ăn một bữa tối quá giàu dinh dưỡng và chất đạm, béo.

Kết quả hình ảnh cho 7 thói quen ăn uống khiến tuổi thọ trở nên ngắn ngủi, càng về già sức khỏe càng kém"

Theo thời gian, thói quen ăn tối quá nhiều dinh dưỡng có thể khiến con người trở nên béo phì. Đồng thời, bữa tối thường kéo dài và phong phú cũng sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học bình thường của cơ thể con người, điều này sẽ dễ dẫn đến chứng mất ngủ.

Gợi ý:

– Nên ăn bữa tối sớm:

Ăn tối sớm có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ nảy sinh cách bệnh ở đường tiết niệu.

– Nên ưu tiên ăn thức ăn thực vật vào bữa tối

Bữa tối nên ăn chay, đặc biệt nên ăn nhiều rau quả tươi, cố gắng giảm lượng protein và thức ăn nhiều chất béo.

– Bữa tối nên ăn ít:

Thông thường, lượng calo cung cấp cho bữa tối thường không nên vượt quá 30% tổng lượng calo của bữa ăn cả ngày. Một bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn sẽ giúp chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn.

3. Ăn quá nhanh, nhai ít

Tác hại:

Làm tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa và dễ dàng dẫn đến béo phì. Ăn quá nhanh sẽ làm cho thức ăn không được nhai đầy đủ, không có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn ban đầu trong miệng, làm tăng gánh nặng lên dạ dày và ruột.

Nếu nhai quá nhanh sẽ khiến cho bạn dễ dàng ăn nhiều, trong lâu dài sẽ có nguy cơ béo phì.

Gợi ý:

Bạn nên nhai chậm và dành nhiều thời gian hơn cho bữa ăn.

4. Uống không đủ nước

Tác hại:

Dễ dàng gây lão hóa não, dẫn đến các bệnh về mạch máu não và tim mạch, ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của thận.

Kết quả hình ảnh cho 7 thói quen ăn uống khiến tuổi thọ trở nên ngắn ngủi, càng về già sức khỏe càng kém"

Khuyến cáo:

Uống nhiều nước và đi vệ sinh thường xuyên.

5. Coi trái cây và rau quả là thực phẩm chính

Tác hại:

Việc ăn kiêng bằng cách ăn trái cây và rau quả làm thực phẩm chính có thể gây ra tình trạng thiếu protein và các chất khác, mất cân bằng dinh dưỡng và thậm chí gây bệnh.

Gợi ý:

Nếu bạn chọn một chế độ ăn bao gồm hoa quả và rau xanh làm thực phẩm chính, trước tiên bạn phải kiểm tra xem cơ thể của bạn có phù hợp không rồi mới biết lựa chọn cách ăn uống nào phù hợp nhất với đặc điểm cơ thể của mình.

6. Hút thuốc ngay sau bữa ăn

Tác hại:

Sau khi ăn mà bạn duy trì thói quen hút một điếu thuốc, lượng chất độc hại hấp thụ vào cơ thể còn lớn hơn là bạn hút 10 điếu vào thời điểm bình thường.

Sau khi chúng ta ăn, nhu động của đường tiêu hóa được tăng cường và quá trình lưu thông máu đến hệ tiêu hóa sẽ được tăng tốc. Vào thời điểm này, khả năng hấp thụ khói của cơ thể con người đi vào “trạng thái tốt nhất”, và các chất độc hại trong khói thuốc dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn bình thường.

Kết quả hình ảnh cho hút thuốc"

Khuyến cáo:

Ngừng hút thuốc hoàn toàn.

7. Dùng bình/cốc giữ nhiệt để pha trà

Nguy hiểm:

Nhiệt độ nước thích hợp nhất dùng để pha trà thường là khoảng 80 ° C. Nếu bạn ngâm trà trong nước nhiệt độ cao trong một thời gian dài với một bình/cốc nước nóng cách nhiệt, nó sẽ giống như bạn dùng nước sôi để pha trà.

Cách pha trà với nước quá nóng rồi lại để lâu trong bình giữ nhiệt sẽ khiến cho một lượng lớn axit tannic và theophylline trong tiết ra, điều này không tốt cho sức khỏe.

Khuyến cáo:

Thay đổi cốc để pha trà, không nên sử dụng bình giữ nhiệt để pha trà.

Theo Thi trức trẻ

Khi tuổi càng cao, con người thường có sự thay đổi về mặt tâm lý và suy nghĩ. Người già thường khó tính, dễ cáu gắt, khó chiều hơn, suy nghĩ tiêu cực hơn, điều này được giải thích là do khủng hoảng tâm lý khi con người trở nên yếu đuối hơn, già đi và không còn khỏe mạnh như trước đây.

Vậy biểu hiện của khủng hoảng tâm lý người già là gì, gia đình nên làm gì để người già sống vui vẻ và khỏe mạnh, hãy tham khảo những chia sẻ sauu đây của chúng tôi để có thể chăm sóc cho ông bà, cha mẹ thật tốt nhé.

Nguyên nhân và biểu hiện của khủng hoảng tâm lý người già

Nguyên nhân gây nên bệnh khủng hoảng tâm lý ở người cao tuổi là do họ có cảm giác mình đã mất tất cả sức khỏe, quyền lực, công việc,… cả ngày chỉ ở nhà quanh quẩn với 4 bức tường trong khi người thân, con cháu đều bận rộn đi làm, đi học hết cũng không có ai bầu bạn tâm sự.

Người cao tuổi cảm thấy họ vô dụng khi không làm được việc gì nữa, sức khỏe kém dẫn đến tinh thần của người cao tuổi cũng giảm theo nhất là khi cơ thể có bệnh hay mắc chứng hay quên, mất trí nhớ càng khiến họ buồn bực và mệt mỏi.

Chính vì vậy chúng ta thường thấy nhiều người già dễ nóng nảy, khó chiều, hay lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy cô đơn,… đây đều là biểu hiện của chứng khủng hoảng tâm lý khi về già.

Bạn nên làm gì để người cao tuổi sống vui khỏe hơn

Để giải tỏa tâm lý và sức khỏe cho người già bạn không nên để họ ở một mình quá lâu, khuyến khích họ tiếp xúc với những người cao tuổi khác để tâm sự, chia sẻ, có người bầu bạn thì tinh thần sẽ thoải mái hơn. Tham gia các hoạt động vận động thể dục thể thao hoặc làm một số công việc nhẹ nhàng trong gia đình để cơ thể linh hoạt hơn, nâng cáo sức khỏe, sự dẻo dai của xương khớp và họ cũng cảm thấy mình có ích hơn.

Kết quả hình ảnh cho Rối loạn tâm lý ở người cao tuổi"

Ngoài ra, hãy thường xuyên cho người cao tuổi đi khám bệnh định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của họ một cách tốt nhất, kịp thời phát hiện bệnh nếu có để điều trị ngay từ khi chưa nguy hiểm, nghe tư vấn từ bác sỹ về cách chăm sóc sức khỏe cho ông bà, bố mẹ của bạn.

Đặc biệt, người nhà và gia đình cần luôn quan tâm tới người cao tuổi trong gia đình để họ cảm thấy không cơ đơn, không bị bỏ rơi. Việc nâng cao cho tinh thần người cao tuổi là rất quan trọng, thế nên người ta vẫn thường nói một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ phải không nào.

Chăm sóc người già không chỉ cần chăm sóc về sức khỏe thể chất mà còn phải chăm sóc cả về sức khỏe tinh thần. Người cao tuổi thường hay suy nghĩ và có những nỗi sợ vô hình, những cảm giác không phải là bệnh nhưng lại ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Đặc biệt ở những người cao tuổi đang bị bệnh thì những cảm giác này sẽ gây cản trở cho hoạt quá trình hồi phục sức khỏe.

1. Tâm lý của người cao tuổi

Khi về già, người cao tuổi thường ít tiếp xúc, giao lưu do bị hạn chế về đi lại nên cảm giác cô đơn và hay có những suy nghĩ tiêu cực như: mình có ốm, có làm sao thì chắc gì “chúng nó đã biết”, mình bị ốm thì làm gì có tiền mà chữa trị …. Những suy nghĩ tiêu cực kéo dài sẽ làm gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, và càng làm cho tình trạng sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng.

Tâm lý chung của những người cao tuổi bao gồm các dạng điển hình sau:

  • Tâm lý cô đơn: Người già thường ở nhà một mình do con cháu phải đi làm thường xuyên, chính vì thế họ sẽ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi. Điều này càng rõ rệt đối với những cụ không sống cùng với con cái hay người bạn đời.
  • Tâm lý hoài cổ: Những người già thường luyến tiếc quá khứ, thích kể lại những chuyện đã qua. Thường đem so sánh những giá trị quá khứ với hiện tại, điều này có thể đúng nhưng nhiều khi cũng không còn phù hợp.
  • Tâm lý lo lắng bi quan: Những người cao tuổi bị bệnh thường hay có tâm lý bi quan. Điều này càng rõ với những người mắc bệnh nặng và phải nhận sự chăm sóc từ người khác.
  • Tâm lý nóng nảy: khi chăm sóc người cao tuổi chúng ta hay thấy ở các cụ sự nóng nảy, dễ cáu gắt hoặc tự ái. Đó là kết quả từ việc cảm thấy tự ti, bất lực khi nhận sự chăm sóc từ người khác. Những suy nghĩ tiêu cực càng làm cho tâm lý nóng nảy tăng cao.
  • Tâm lý đa nghi: Thính lực và thị lực của người già thường rất kém nên dễ hiểu sai ý của người khác. Nhưng lại thích suy đoán động cơ, mục đích mà không muốn hỏi rõ. Những điều này làm tăng sự đa nghĩ, suy nghĩ của người lớn tuổi và tác động kép lên sự lo lắng, nóng nảy.
Sử khủng khoảng tâm lý của người cao tuổi đến có thể do tuổi tác và bệnh tật mang lại nhưng cũng một phần còn lại là do môi trường sống xung quanh, sự chăm sóc và quan tâm của gia đình đối với các cụ là chưa phù hợp.

Chăm sóc người già

Người cao tuổi hay có những suy nghĩ tiêu cực và bi quan

2. Cách chăm sóc người già theo tâm lý

Điều 1: Tạo điều kiện nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho các cụ bằng cách tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động, sự kiện văn hóa và thể dục thể thao ở địa phương. Để các cụ tham gia giao lưu, tiếp xúc với nhiều người để giảm bớt cảm giác cô đơn.

Điều 2: Sự thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc của các con cháu là liều thuốc tuyệt nhất dành cho người già. Dành thời gian nói chuyện, đưa đi lễ, về quê, đi chơi…sẽ giúp các cụ cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn.

 
Điều 3: Khi chăm sóc người già thì điều dễ thấy là họ hay thường xuyên kể những chuyện ngày xưa, kể chuyện gia đình. Do đó, người chăm sóc phải chịu khó lắng nghe, tham gia câu chuyện chứ không được chê bai, bình phẩm hay tranh luận với người già. Chấp nhận “thua” trong các bình luận nếu nó không quá nghiêm trọng.
 
Chăm sóc người già
Chăm sóc người già bằng sự quan tâm từ gia đình là quan trọng nhất
 
Điều 4: Không nhắc nhiều hay bày tỏ sự bi quan về tình trạng bệnh của người già trước mặt họ. Không nhắc đến các vấn đề về hậu sự hay tài sản trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Điều 5: Thường xuyên thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người già bằng các hành động như xoa bóp, massage những chỗ đau, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Điều 6: Nói ít, nghe nhiều khi tiếp xúc với người già. Thể hiện sự quan tâm đến điều họ nói, nhẫn nại khi trả lời hay giải thích các vấn đề mà họ quan tâm.
 

chăm sóc người già
Nên tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng
Điều 7: Thường xuyên tiến hành các kỳ kiểm tra sức khỏe để nhanh chóng phát hiện bệnh tật và cách chữa trị sớm nhất nếu đã mắc bệnh.

Nhìn chung, khi chăm sóc người già thì người chăm sóc hãy cố gắng thỏa mãn tất cả nhu cầu tâm sinh lý của họ một cách tốt nhất và chấp nhận những sự “khó tính” do tuổi già đem lại như một lẽ tự nhiên. 

Hiện nay số lượng người cao tuổi ở Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo thống kê điều tra dân số năm 1999, có khoảng 6 triệu người cao tuổi, chiếm tỷ lệ 8% dân số. Dự tính đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ lên khoảng 18%.
 
Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm lý cũng là “bạn đồng hành” của những người cao tuổi. Các rối loạn tâm lý thường gặp là trầm cảm và lo âu.Các nghiên cứu quốc tế cho thấy rối loạn trầm cảm và lo âu gặp ở 25% bệnh nhân ở các cơ sở đa khoa. Một nghiên cứu mới đây tại Viện Lão khoa Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm kết hợp với lo âu ở các bệnh nhân cao tuổi nằm viện là rất cao, lên tới 40%.

Một số nguyên nhân thường gặp của rối loạn tâm lý ở người cao tuổi

Đầu tiên là các stress của việc tái thích nghi với hoàn cảnh sống mới, khi phải chuyển từ giai đoạn làm việc tích cực đến giai đoạn nghỉ hưu. 
 
Những người cao tuổi sau khi về hưu trải qua một loạt các biến đổi tâm lý quan trọng do nếp sinh hoạt thay đổi, các mối quan hệ xã hội bị hạn chế. Một số người trong số đó khó thích nghi được với giai đoạn khó khăn này nên mắc “hội chứng về hưu”, với tâm trạng buồn chán, mặc cảm, thiếu tự tin, dễ cáu gắt, nổi giận.
Kết quả hình ảnh cho Rối loạn tâm lý ở người cao tuổi"
 
Thứ hai là tâm lý tự nhiên của người cao tuổi là thường sợ ốm đau, bệnh tật, sợ chết. Như chúng ta biết, lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể cưỡng lại được, làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, các stress.
 
Đây là mảnh đất “màu mỡ” để bệnh tật phát triển. Ngoài việc phải “thừa hưởng” những bệnh mạn tính từ giai đoạn trước đó của cuộc đời, người cao tuổi còn mắc thêm các bệnh khác nữa.
 
Do vậy đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi là mắc nhiều bệnh cùng một lúc như tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, đái tháo đường, Alzheimer, Parkinson, các bệnh xương và khớp, bệnh phổi, phế quản, ung thư… 
 
Hậu quả là bệnh tật làm thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc tâm lý và nhân cách của người bệnh. Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng.

Những người cao tuổi nào thường bị rối loạn tâm lý?

Về độ tuổi, có hai giai đoạn người cao tuổi hay bị rối loạn tâm lý, đó là độ tuổi từ 50-59 và tuổi trên 70. Các cụ bà thường mắc bệnh nhiều hơn các cụ ông. 
 
Những người có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng dễ bị mắc bệnh hơn. Những người bị mắc nhiều bệnh, kèm theo các chứng đau, phải nằm viện nhiều lần cũng dễ bị rối loạn tâm lý hơn.
Kết quả hình ảnh cho Rối loạn tâm lý ở người cao tuổi"

Các hình thức rối loạn tâm lý ở người cao tuổi

Các rối loạn tâm lý ở người cao tuổi rất phong phú và đa dạng. Những biểu hiện nhẹ là khó chịu, lo lắng. Nặng hơn một chút là các biểu hiện rối loạn thần kinh chức năng, với các biểu hiện suy nhược cơ thể, lo âu, ám ảnh bệnh tật. Nặng hơn nữa có thể có các trạng thái rối loạn tâm thần, biểu hiện bằng các hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức.
 
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về rối loạn tâm thần ở bệnh viện đa khoa trên 25.000 bệnh nhân trên 14 quốc gia cho thấy 1/4 có rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm lý thường gặp nhất là lo âu.
 
Lo âu có thể là biến chứng của điều trị hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực về tiên lượng bệnh của mình. Các biểu hiện lo âu thường rất đa dạng, phức tạp. Bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, lo lắng về tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư tưởng, căng thẳng vận động, bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau đầu, khô miệng, đánh trống ngực.
 
Đôi khi người bệnh trải nghiệm cảm giác khiếp sợ, hoảng loạn, tuyệt vọng về bệnh tật, sợ chết. Bệnh nhân cũng có thể có các suy nghĩ ám ảnh như nghi bệnh, sợ bẩn… khiến phải rửa tay liên tục hay kiểm tra đi kiểm tra lại…
 
Lo âu có thể kéo dài, gây trở ngại rõ rệt đến sinh hoạt, hoạt động nghề nghiệp, quan hệ xã hội của bệnh nhân. Rối loạn tâm lý khác cũng thường gặp là trầm cảm. Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy trong đời người, 13% người dân có cơn trầm cảm. Tuy nhiên người cao tuổi hay mắc chứng trầm cảm hơn.
 
Ở người già, trầm cảm thường biểu hiện bằng sự lo lắng thái quá về sức khỏe, cảm giác buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những triệu chứng này thường kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn, khó ngủ và đi đến suy kiệt.
 
Ngoài ra, họ còn có các biểu hiện khác như xa lánh vợ hoặc chồng, bạn thân, đau ốm liên miên, không hoạt bát, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình.
Kết quả hình ảnh cho Rối loạn tâm lý ở người cao tuổi"
 
Về mặt y khoa, trầm cảm là một rối loạn thuộc nhóm rối loạn khí sắc thể hiện sự ức chế của cảm xúc, tư duy và vận động. Người bệnh trải qua cảm xúc buồn rầu ủ rũ, nhìn sự vật xung quanh một cách bi quan ảm đạm.
 
Bệnh nhân có tư duy chậm chạp, biểu hiện bằng suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng không nhanh chóng, tự cho mình là thấp kém, có hoang tưởng bị tội, hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng nghi bệnh, có ý nghĩ và hành vi tự sát.
 
Ngoài ra vận động cũng bị ức chế. Người bệnh ít hoạt động, ít nói, sững sờ, đờ đẫn, thường ngồi lâu một tư thế với nét mặt trầm ngâm suy nghĩ. Trầm cảm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cá nhân, gia đình, cũng như khả năng thực hiện các công việc xã hội, nghề nghiệp, nhiều trường hợp còn dẫn đến hành vi nguy hiểm cho bản thân và xung quanh như tự sát hoặc giết người rồi tự tử.
 
Tóm lại, trong cuộc sống hằng ngày các nhân viên y tế và người thân của bệnh nhân cần quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân để nhận biết và điều trị kịp thời rối loạn trầm cảm và lo âu ở người cao tuổi.
 
Luyện tập thể thao tăng cường sức khỏe là một biện pháp tránh trầm cảm của người cao tuổi.

Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.

Do đó, con cháu trong gia đình cần thông cảm, thấu hiểu để chia sẻ cùng người lớn tuổi trong nhà. Tâm lý người già có những bất ổn nhất định nên chúng ta cần tìm hiểu chi tiết để dễ dàng tạo sự hòa hợp trong gia đình hơn

Hãy cùng Sức khỏe quý hơn vàng tìm hiểu về vấn đề này để biết cách chăm sóc người cao tuổi của bạn nhé.

5 Đặc Điểm Tâm Lý Đặc Trưng Của Người Cao Tuổi
 
5 Đặc Điểm Tâm Lý Đặc Trưng Của Người Cao Tuổi
 

Hiện nay số lượng người cao tuổi ở Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo thống kê điều tra dân số năm 1999, có khoảng 6 triệu người cao tuổi, chiếm tỷ lệ 8% dân số. Dự tính đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ lên khoảng 18%.

Kéo theo đó, việc chăm sóc cho người già, người lớn tuổi phải thật cẩn thận. Không chỉ về sức khỏe thế chất mà tâm lý người cao tuổi cũng nên được quan tâm. Tuổi càng cao, họ càng suy ngẫm nhiều, từ đó, mang theo những nỗi lo lắng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người già. Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.

Do đó, con cháu trong gia đình cần thông cảm, thấu hiểu để chia sẻ cùng người lớn tuổi trong nhà. Tâm lý người già có những bất ổn nhất định nên chúng ta cần tìm hiểu chi tiết để dễ dàng tạo sự hòa hợp trong gia đình hơn

Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu về vấn đề này để biết cách chăm sóc người cao tuổi của bạn nhé.

1.Tâm lý dễ mủi lòng, tủi thân, lo lắng và bi quan:

Người cao tuổi có sự nhất quán riêng chứ không phải cứng nhắc, nhưng họ lại có nhu cầu tinh thần cao, nhu cầu đề cao danh dự, sự tôn trọng của con cháu dành cho họ. Do đó, khi con cháu nghĩ rằng người già cổ hủ, người già lại sinh ra tâm lý tự ti, bi quan và rất để ý người khác. Người già đều phụ thuộc vào con cái nên dễ mủi lòng khi các nhu cầu của mình chưa được con cháu đáp ứng kịp thời.

Đặc biệt, những người lớn tuổi thường ốm đau, con cháu thường xuyên chăm sóc khiến họ gặp áp lực, cảm thấy lo lắng khi làm phiền con cháu.

2. Tâm lý sợ cô đơn, cô độc

Người già rất sợ cô đơn và cô độc. Bước đến tuổi xế chiều, những kinh nghiệm sống của người cao tuổi không còn phù hợp với xã hội hiện đại, họ cảm thấy bản thân lúc nào cũng lạc lõng và bị con cháu lãng quên. Con cháu phải đi làm thường xuyên, họ bị bỏ rơi ở nhà suốt ngày, đặc biệt là cụ ông hoặc cụ bà không còn nửa kia bên cạnh. Do đó, con cháu nên cư xử nhẹ nhàng, đừng để các cụ cảm thấy họ bị hắt hủi.

Khi về già, ai cũng mong tìm được người tâm sự, để không phải cô đơn, thui thủi một mình. Người lớn tuổi càng được quan tâm, chăm sóc thì tâm lý càng tốt và càng có tuổi thọ cao hơn.

3. Tâm lý hoài niệm quá khứ

Người già thường hay hoài cổ, lưu luyến quá khứ hay nhớ về những điều xưa cũ đã qua. Người già cũng mắc bệnh đãng trí, nên không nhớ những điều mình đã nói và sẽ lặp đi lặp lại một câu chuyện. Các cụ thường tự hào về thời thanh xuân, về sắc đẹp hay những kinh nghiệm sống đã trải qua.

Người cao tuổi luôn cho rằng con mình còn bé, còn chưa trưởng thành và cũng thường so sánh quá khứ với hiện tại. Yêu cầu con cháu phải lắng nghe và làm theo ý kiến của họ.

Càng về già, con người càng yêu thương mọi vật xung quanh hơn, họ chỉ sống bằng kỷ niệm. Nên nếu không cẩn thận, rất dễ khiến người lớn tuổi cảm thấy tủi thân và hay cáu giận vô cớ. Tâm lý người cao tuổi tuy khá khó hiểu nhưng con cháu nên quan tâm nhiều hơn thì các cụ cũng bớt đi nhiều tiêu cực.

4. Tâm lý nóng nảy, dễ stress

Các cụ cao tuổi thường khá nóng tính và dễ tự ái, dễ tự ti, hay suy nghĩ tiêu cực nên tâm lý cũng hay nóng nảy. Vị trí xã hội thay đổi, từ người chăm sóc gia đình, trở thành người được con cháu chăm sóc. Người già thấy họ đã bị mất đi địa vị vốn có nên rất dễ bị tác động và khả năng kiềm chế cũng không cao, dễ sinh sự với những điều nhỏ nhặt.

Những cụ sau khi nghỉ hưu rất hay phiền muộn, mất ngủ nên tinh thần họ bị tuột dốc và thường xuyên bị stress. Ngoài stress thì người lớn tuổi cũng dễ mắc các bệnh lý khác, nên chú ý quan tâm để tránh rơi vào các tình trạng tiêu cực.

5. Tâm lý đa nghi

Sự đa nghi, suy nghĩ nhiều này là nguyên nhân của sự lo lắng và tính nóng nảy. Người già rất mẫn cảm với tất cả mọi thứ như một sự khủng hoảng tâm lý khiến sức khỏe suy giảm. Chú trọng đến tâm sinh lý và quan tâm, chăm sóc các cụ sẽ giúp các triệu chứng này giảm thiểu.