Viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung có phải là cùng một bệnh?

Viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung là 2 bệnh khác nhau, nhưng nhiều khi có sự nhầm lẫn nên người ta thường gọi chung là viêm lộ tuyến cổ tử cung.

  1. Điểm giống nhau

Thông thường biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm cổ tử cung khá hạn chế, các triệu chứng thường giống nhau dễ gây ra nhầm lẫn.

Hai bệnh phụ khoa này đều có chung các triệu chứng như là:

  • Tiết nhiều khí hư, khí hư màu bất thường, xanh hoặc vàng, thậm chí, khí hư ra vón cục hay trắng đục, bã đậu
  • Vùng kín luôn ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu
  • Đau rát khi quan hệ tình dục
  • Quan sát thấy bề mặt cổ tử cung có dấu hiệu sưng đỏ, phù nề 

Do đó, nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng bên ngoài sẽ khó nhận định được rõ ràng các bệnh lí phụ khoa. Chỉ thông qua kiểm tra phụ khoa thì các bác sĩ mới có thể cho bạn biết được chính xác bạn đang bị viêm cổ tử cung hay viêm lộ tuyến cổ tử cung.

  1. Phân biệt viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm cổ tử cung

2.1. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng sinh lý rất thường gặp ở những người trong độ tuổi sinh sản. Các tế bào tuyến bào tuyến trong ống cổ tử cung phát triển quá mức và thay vì nằm trong cổ tử cung thì bị lộ ra ngoài lấn át cả bề mặt cổ tử cung. Khi lớp lộ tuyến này bị viêm nhiễm thì người ta gọi là bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Kết quả hình ảnh cho viêm cổ tử cung

Bệnh chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố  – nữ giới bị cường estrogen. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai, nạo hút, sảy thai, tuổi dậy thì, giao hợp mạnh bạo, môi trường ph trong âm đạo thay đổi…là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Khi khám phụ khoa, bác sĩ đặt mỏ vịt vào âm đạo để soi cổ tử cung sẽ nhìn thấy lớp tuyến này lộ ra ngoài. Cho đến đến tuổi mãn kinh, nội tiết tố đã suy giảm mạnh thì thì lớp lộ tuyến lại rút lui vào bên trong cổ tử cung như ban đầu.

Tình trạng lộ tuyến thường không phải điều trị gì hết. Tình trạng viêm và lộ tuyến không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Một người có thể chỉ bị lộ tuyến ra ngoài cổ tử cung hoặc bị viêm vùng lộ tuyến. Khi viêm nhiễm cấp độ nặng thì khí hư tiết ra nhiều, sủi bọt, khí hư có mùi hôi tanh nặng, thì lúc đó bệnh nhân mới cần can thiệp bằng các biện pháp y tế.

2.2. Viêm cổ tử cung

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị viêm cổ tử cung ở nước ta chiếm hơn 50%, trong đó với những người trong độ tuổi từ 20 – 50 thì tỷ lệ này là hơn 90%.

Cổ tử cung của phụ nữ có 2 phần, phần cổ ngoài và cổ trong:

– Phần cổ ngoài khi đi khám phụ khoa thì các chuyên gia y tế sản khoa sẽ quan sát được lớp lót cổ ngoài tử cung là một lớp là biểu mô lát giống như lớp biểu mô âm đạo. Do đó viêm cổ ngoài với viêm âm đạo thì người ta gọi chung là viêm âm đạo do thành phần tế bào lót giống nhau.

– Cổ tử cung bên trong nó có tế biểu mô tuyến (lớp tuyến như đã nói ở trên), khi viêm cổ tử cung thì tức là viêm cổ trong cổ tử cung.

Kết quả hình ảnh cho viêm cổ tử cung

Viêm cổ trong cổ tử cung thì người ta gọi tắt là viêm cổ tử cung thường do nguyên nhân là vi khuẩn, vi trùng lây lan qua đường tình dục và phần nhiều là do vi khuẩn lậu và chlamydia. Những vi khuẩn này lây lan qua đường tình dục, nam có thể lây cho nữ và ngược lại.

Người bị viêm cổ tử cùng do nhiễm vi khuẩn lậu thì triệu chứng rất rầm rộ, nhiễm chlamydia thì triệu chứng rất yếu, nhưng hậu quả của nhiễm chlamydia không kém gì so với lậu.

Thường có nhưng trường hợp viêm cổ tử cung phụ nữ không thấy triệu chứng gì chỉ thấy tiết nhiều huyết trắng hơn bình thường. Nhưng trong những đợt viêm cổ tử cung cấp thì họ sẽ thấy có huyết trắng rất là nhiều. Kèm theo đau bụng dưới, khi đi khám phụ khoa thì ác sĩ chuyên khoa phụ sản sẽ thấy cổ trong của người phụ nữ sẽ có viêm đỏ. Huyết trắng tiết ra tử cổ tử cung.

Cả 2 nguyên nhân đề gây hậu quả vô sinh, viêm tắc vòi trứng, thai ngoài tử cung.

  1. Giải pháp phòng tránh viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung – Lời khuyên đến từ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành sản phụ khoa

– Mặc quần lót cotton thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí. Không mặc quần lót chật. Thay quần lót và vệ sinh vùng kín mỗi ngày ít nhất 1 lần.

– Không tự ý thụt rửa âm đạo. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vùng kín và gây bệnh.

– Sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín. Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách trong thời kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, sau sinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.

– Sử dụng sản phẩm điều trị viêm nhiễm phụ khoa không dùng kháng sinh, hóa chất, có thành phần tự nhiên, an toàn, độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5, cơ chế tác động ưu việt giúp cân bằng hệ vi sinh, ổn định môi trường sinh lý vùng kín, phục hồi tổn thương vùng kín, điều trị viêm nhiễm phụ khoa tận gốc, tránh tái nhiễm.

– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị khô âm đạo giảm đau rát khi quan hệ tình dục với thành phần tự nhiên, an toàn, cơ chế khoa học như viên đặt điều trị khô âm đạogel bôi trơn. Nếu sử dụng gel bôi trơn hỗ trợ tăng khoái cảm khi quan hệ tình dục, nên lựa chọn gel bôi trơn gốc nước, không màu, không mùi, độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5, phù hợp với môi trường vùng kín, tích hợp cơ chế ngừa viêm nhiễm ưu việt. Hiện nay trên thị trường, mới chỉ có duy nhất một dòng sản phẩm gel bôi trơn có xuất xứ châu Âu nhận được giấy phép kiểm duyệt và cấp phép lưu hành trên toàn thế giới có đầy đủ những tính năng ưu việt trên.

– Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, có thành phần tự nhiên như Acid hyaluronic, Acid lactic, có độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5, không dùng các sản phẩm hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm vệ sinh vùng kín để tránh làm mất cân bằng pH âm đạo.

Kết quả hình ảnh cho dung dịch vệ sinh an toàn

Acid hyaluronic là chất siêu giữ nước trong tự nhiên, có khả năng hút ẩm và giữ một lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trọng lượng của chính nó. Khi làn da vùng kín được dưỡng ẩm, sẽ kích thích sản sinh các tế bào mới, thậm chí khiến vùng kín sáng hồng hơn.

Acid lactic kích thích lợi khuẩn tại vùng kín phát triển, tăng cường sức mạnh cho lớp phòng vệ tự nhiên tại vùng kín. Acid lactic là acid ưa thích của dòng lợi khuẩn lactobacillus. Khi sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa Adcid lactic sẽ kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn lactobacillus, tăng cường lớp phòng vệ tự nhiên của lợi khuẩn trong vùng kín, chống lại các vi sinh vật gây viêm.

Môi trường acid với độ pH 3.8 – 4.5 là độ acid lý tưởng ở vùng kín để ức chế sự phát triển của sinh vật gây viêm, thường chỉ có ở vùng kín khi phụ nữ đang ở thời kỳ trẻ, như dậy thì, trước khi lập gia đình, sinh con. Sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín có độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5 hàng ngày chăm sóc vùng kín, sẽ khiến môi trường vùng kín ngày một trẻ hóa, có tác dụng mạnh trong việc ức chế sự xâm nhập và phát triển của các vi sinh vật gây viêm.

– Duy trì chế độ ăn uống khoa học với nhiều hoa quả, rau xanh, sữa chua. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin để nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập.

– Uống nhiều nước giúp loại bỏ nấm men ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

– Tránh stress, thức đêm hay làm việc quá sức.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp chị em có thêm thông tin kiến thức để không còn nhầm lẫn giữa hai bệnh viêm cổ tử cung – viêm lộ tuyến cổ tử cung và biện pháp phòng tránh hai bệnh này để bảo vệ sức khỏe vùng kín, bảo vệ chính bản thân chị em phụ nữ chúng mình và những người thân yêu!