Viêm cổ tử cung có ảnh hưởng đến việc mang thai hay không?

Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm tử cung hiện nay càng có xu hướng tăng. Đặc biệt, những mẹ sắp mang thai hay đang mang thai luôn mong muốn giải đáp câu hỏi “Bị viêm cổ tử cung có ảnh hưởng đến việc mang thai được không” nhưng cũng vừa lo sợ khi đã có lời giải. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về dấu hiệu cũng như nguyên nhân mắc viêm tử cung là điều rất cần thiết, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng tránh căn bệnh này một cách tốt nhất.

1.    Viêm cổ tử cung có ảnh hưởng đến mang thai?

Trong một số kết quả điều tra thì cứ 2/3 phụ nữ đã kết hôn sẽ bị viêm cổ tử cung (khoảng 90- 95%). Tỷ lệ nữ giới chưa kết hôn mắc bệnh cũng ngày càng tăng cao hơn. Cũng theo nhiều thống kê khác thì người bị viêm cổ tử cung còn có nguy cơ ung thư tử cung cao hơn gấp 10 lần so với người bình thường. Ngoài những nguy cơ trên, bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và khả năng sinh sản của các chị em.

Viêm cổ tử cung là tình trạng vùng tử cung bị viêm nhiễm, lở loét, tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Thủ phạm chính gây ra viêm cổ tử cung là nấm, vi khuẩn,… Bởi thế ít có người mắc bênh phát hiện được do nhầm lẫn triệu chứng viêm cổ tử cung với các triệu chứng của viêm nhiễm âm đạo. Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc các chị em sinh hoạt tình dục kém an toàn, không vệ sinh đúng cách. Một số người còn quan hệ tình dục bừa bãi còn có nguy cơ mắc các bệnh xã hội dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Khi mắc bệnh, cổ tử cung đã có những tổn thương, viêm nhiễm nhất định ảnh hưởng không ít nhiều đến khả năng sinh sản. Vì vậy, viêm cổ tử cung có mang thai được không còn phụ thuộc vào mức độ viêm và có được chữa trị kịp thời hay không.


Viêm cổ tử cung khi mang thai

2.    Nguyên nhân viêm cổ tử cung ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

Trong quá trình mắc bệnh, cơ thể sẽ tiết ra một số chất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai. Cụ thể:

  • Viêm cổ tử cung gây đau rát, buốt vùng kín nên khi quan hệ sẽ gặp khó khăn, giảm ham muốn tình dục. Khi bệnh nặng còn gây ra xuất huyết, chảy máu âm đạo, khả năng thụ tinh bị giảm sút.
  • Dịch và khí hư ra nhiều, ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của tinh trùng đến trứng. Tinh trùng khi gặp chất nhầy quá đặc, nhiều sẽ di chuyển chậm lại, thậm chí có thể chết trước khi gặp được trứng, dẫn đến việc khó thụ thai.
  • Trường hợp nặng nhất sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.
  • Tinh trùng khi đi vào cổ tử cung bị viêm nhiễm thì chưa kịp thụ thai đã có thể bị các loại vi khuẩn xấu trong cổ tử cung tấn công, tiêu diệt
  • Đau bụng dưới thường xuyên, kinh nguyệt không đều khi bị viêm cổ tử cung cũng cản trở việc thụ thai hơn.


Có nhiều nguyên nhân bị viêm cổ tử cung khi mang thai

3.    Bị viêm cổ tử cung khi mang thai có ảnh hưởng như nào?

Viêm cổ tử cung còn ảnh hưởng nặng nề hơn nếu như chị em đang trong quá trình mang thai. Mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:

  • Tỷ lệ sảy thai, sinh non rất cao.
  • Nguy cơ ngôi thai ngược cao.
  • Thai nhi có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, hoặc mù.
  • A-xít trong âm đạo, cổ tử cung bị viêm nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Con sinh ra bị còi cọc, chậm phát triển.
  • Cổ tử cung bị giảm tính đàn hồi khi mắc bệnh, mẹ bầu gặp khó khăn khi chuyển dạ
  • Khi mẹ bầu bị viêm cổ tử cung phải đẻ mổ thì cơ thể chậm phục hồi, không thể có con trong vòng 3 năm tới.

4. 6 lưu ý giúp chị em phụ nữ phòng tránh, hỗ trợ điều trị viêm tử cung an toàn, hiệu quả

Viêm cổ tử cung thường được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp đặt thuốc kèm thuốc dạng uống hoặc đốt viêm. Để đảm bảo việc điều trị không gây hại cho thai kì, mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.

Ngoài việc sử dụng thuốc, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số cách nhằm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ bị viêm cổ tử cung rất hiệu quả như sau:

  • Tuân thủ quy tắc vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh thụt rửa âm đạo, sử dụng sản phẩm chứa hóa chất như sữa tắm, dầu gội, xà bông,… để vệ sinh vùng kín.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh an toàn, dịu nhẹ, đảm bảo chất lượng. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hay những loại nước thảo dược dân gian chưa được kiểm chứng. Các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành khoa sản khuyến cáo sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có thành phần tự nhiên như Acid hyaluronic, Acid latic, độ pH đạt chuẩn, phù hợp với môi trường sinh lý vùng kín, dao động từ 3.8 – 4.5.
  • Sử dụng đồ lót làm từ chất liệu cotton, thoáng mát, thấm hút tốt. Nên thay quần lót 3 tháng/1 lần và sử dụng quần lót sáng màu (đặc biệt là màu trắng) để dễ dàng theo dõi tình trạng khí hư.
  • Nên ăn nhiều sữa chua giúp giảm và phòng ngừa viêm âm đạo. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, chất kích thích.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 8 cốc/ngày.
  • Chế độ sinh hoạt điều độ, tâm lý thoải mái.

Như vậy, các loại bệnh phụ khoa luôn chờ chực tấn công các chị em phụ nữ bất kỳ lúc nào. Các chị em phải có chế độ chăm sóc, vệ sinh vùng kín đúng cách, khoa học để phòng tránh bệnh. Đặc biệt, bị viêm cổ tử cung có ảnh hưởng đến việc mang thai được không còn tùy thuộc nhiều vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Cần đến các cơ sở y tế để khám phụ khoa sớm nhất khi có những biểu hiện bệnh xuất hiện.